Thứ Ba, 6 tháng 9, 2016

MỘT SỐ KINH NGHIỆM LÁI XE Ô TÔ

MỘT SỐ KINH NGHIỆM LÁI XE Ô TÔ

Kinh nghiệm lái xe trên đường đèo dốc

 học lái xe ô tô, dạy lái xe, đào tạo lái xe

Trên các con đường đèo ngoằn ngoèo, đòi hỏi tay lái dày dạn và thần kinh vững vàng. Một số điều sau đây có thể giúp bạn khi lái xe qua đèo, dốc.


Kiểm tra xe cẩn thận trước khi lên và xuống đèo: Nhiệt độ máy, áp suất dầu bôi trơn, áp suất khí nén, tămpua phanh, dầu phanh, cácđăng, xem có đủ chèn lốp không. Chất lượng phanh và lái tốt là điều kiện an toàn bắt buộc khi qua đèo, ghi nhớ nguyên tắc lên đèo số nào thì xuống đèo bằng số ấy. Nên hãm tốc bằng số và động cơ, không lạm dụng phanh, chú ý đồng hồ vòng tua và nhiệt độ máy. Chú ý các biển báo, gương cầu. Cẩn thận với các khúc cua, con dốc - đó luôn là cạm bẫy, hạn chế vượt, chỉ vượt khi thật an toàn. Bóp còi trước khi vào cua, phải đi đúng phần đường. Luôn nhớ, hầu hết các vụ tai nạn thảm khốc là khi đang xuống đèo, nếu phát hiện hỏng phanh: Bình tĩnh và tỉnh táo, tìm cách giảm tốc bằng động cơ, dồnsố, đừng bao giờ tắt máy. Nếu không hiệu quả thì thông báo cho mọi người biết ngay để có thể tự nhẩy khỏi xe. Bật toàn bộ đèn và bóp còi ra hiệu sự cố, quan sát các biển báo đường lánh nạn hoặc địa hình thuận lợi để đưa xe vào giảm tốc. Khi không điều khiển được xe phải nhanh chóng rời xe ngay, đừng luyến tiếc tài sản.

Kinh nghiệm lái xe trong các điều kiện thời tiết

1. Kinh nghiệm lái xe khi mưa - gió:


Khi có cơn mưa bạn phải bật đèn, giảm tốc độ, lái cẩn thận khi có giông bụi, phải tránh xa môtô xe đạp. Che đậy lại hàng hoá, Ktra các cửa. Đường mới ướt sẽ trơn hơn nên phải xử lý phanh, lái, xi nhan sớm hơn, giữ khoảng cách lớn hơn với xe cùng chiều, dùng gạt mưa, sấy kính đúng chế độ để có tầm nhìn tốt nhất. Nếu mưa to, đừng bao giờ chạy quá 90 Km/h vì hiệu ứng trượt lướt sẽ xảy ra, nếu thấy xe tròng trành, nhớ giữ lái, giảm ga, tuyệt đối không phanh. Đừng cho xe chạy nhanh qua những vũng nước vì xe sẽ bị lệch hướng đáng kể. Xe bạn dễ trượt hơn khi lốp mòn nhiều hoặc bị đất bám kín rãnh hoa lốp. Nên chạy ở tốc độ bằng một nửa so với bình thường. Nên chú ý đến phanh, khi bị ướt các má phanh sẽ ăn lệch hoặc không ăn sẽ rất nguy hiểm nếu phanh gấp, nên tì nhẹ vào chân phanh để sấy chúng khô trở lại. Nếu trời bão hoặc gió to tốt nhất tìm chỗ trú vì sẽ có nhiều cây đổ, dây điện chùng võng, tai nạn bất ngờ rình rập. Nếu phải lái thì đi với tốc độ chậm, nếu xe bị lắc lư thì cố giữ lái thẳng, nếu gặp các xe tải, xe khách lớn thì tránh ra xa và giữ lái chắc vì luồng khí xoáy sau những chiếc xe này rất nguy hiểm. Nếu đi ngược chiều gió thì phải xử lý nhanh hơn. Nếu đi cùng chiều gió thì chạy chậm hơn và phanh sớm hơn. Thận trọng giảm tốc khi vào cua vì rất dễ bị nghiêng.

2. Lái xe khi bị nắng chói:


Thường gặp khi sáng sớm hoặc chiều muộn. Lau kính trước sạch, dùng kính râm, chắn nắng. Nếu xe ngược chiều hoặc xe sau bạn bị chói nắng thì cẩn thận trước khi rẽ vì họ khó phát hiện ra bạn đang bật đèn xinhan. Nên đi với tốc độ vừa phải vì tầm nhìn bị hạn chế.

3. Lái xe trong sương mù:


Lời khuyên tốt nhất là đừng lái, nếu phải lái thì nên bật cả đèn cốt, đăng téc, đèn sương mù, xinhan đi thẳng. Nên đi theo đoàn, cách nhau một tầm nhìn, kiên nhẫn đi với tốc độ chậm, không dùng radio, điện thoại; dùng gạt mưa, sấy kính đúng chế độ để có tầm nhìn tốt nhất, dù rất vội cũng không nên vượt. Đừng dừng xe, nếu xe bị hỏng thì cố gắng đưa xe vào bên phải lề đường, cùng mọi người rời xe càng sớm càng tốt để tránh nguy hiểm, chỉ đến khi trời quang hãy sửa xe. Chú ý với những quãng đường sương mù hoặc khói xuất hiện theo từng đoạn cách nhau, phải giảm tốc ngay vì sẽ cực kỳ nguy hiểm nếu trong đám mù là chướng ngại vật, người đi bộ hoặc hướng đi thay đổi, đáng sợ nhất là một vụ tai nạn đã nằm đó từ trước.

Kinh nghiệm khi lái xe ban đêm

Chạy xe đêm nguy hiểm hơn ban ngày, tầm nhìn bị thu hẹp rất nhiều, nhất là trên đường thiếu đèn cao áp hoặc đường quê. Khi trời nhá nhem nhớ bật đèn đăng-téc và giảm tốc, bỏ kính râm, khi trời tối thì bật đèn phù hợp, dùng tín hiệu đèn là chính khi tránh, vượt, gặp xe ngược chiều. Không đi nếu đèn không đảm bảo. Luôn nhìn vào đường chân của bóng tối trên nền đường, khi gặp xe ngược chiều, bật đèn cốt, đừng nhìn trực tiếp vào đèn pha xe đó, mà nhìn chéo sang phải vào cạnh đường, vạch sơn trắng hoặc hàng cọc tiêu để căn lái, khi đến ngang nhau bật ngay đèn pha để quan sát đường (Khắc phục khoảng mù của mắt người). Chỉ dừng xe khi thật cần thiết, nhớ tắt đèn pha, chỉ để đèn đăng téc và xi nhan đi thẳng.

Một số kinh nghiệm cần thiết cho người mới làm quen với tay lái và cả những người dày dạn có thể cũng không thừa.


I. Trước khi lên xe

1. Các giấy tờ cần thiết trên xe:Giấy phép lái xe Việt Nam hợp lệ, Đăng kiểm và Bảo hiểm còn hiệu lực, Đăng ký xe, Các giấy phép đặc biệt khác tuỳ loại xe, hàng hoá và cung đường của xe.

2. Các vật dụng cần mang theo:Túi cứu thương, đèn pin, bản đồ, bộ đồ sửa xe, lốp dự phòng, bình cứu hoả, tiền, giấy bút, nước uống, giấy vệ sinh. Điện thoại phải lưu các số của Bảo hiểm, Cứu hộ, Tư vấn kỹ thuật…

3. Trước khi đi xa cần:Ktra nước mát, nước rửa kính, dầu côn, phanh, dầu thuỷ lực, lốp, nhiên liệu, acqui, gương, đèn, kính chắn gió, các thiết bị chuyên dụng khác…

4. Tư thế lái đúng:Luôn giữ vôlăng bằng cả hai tay theo các thế 9 giờ, 9 giờ 15, hay 3 giờ, không tì khuỷu tay lên thành cửa, chỉnh ghế phù hợp, nó giúp bạn thoải mái và có thể đánh lái nhanh, chắc khi gặp các tình huống bất ngờ, đặc biệt phòngtránh bị thương khi xe đâm mạnh và túi khí an toàn trên vôlăng nổ. Chỉnh các gương cho đúng ý mình, Phải hiểuvề chiếc xe bạn sắp phải lái. Dùng giầy dép, quần áo, kính râm phù hợp. Trước khi khởi động máy phải kiểm tra số, yêu cầu mọi người cùng thắt dây an toàn.

Không lái xe khi sức khoẻ yếu, đói và thần kinh không tỉnh táo, đãng trí, xúc động, bị chi phối vì một vấn đề quan trọng, nếu buồn ngủ và bắt buộc phải lái xe thì nên ngủ chợp mắt độ 10 –15 phút, rửa mặt, uống càphê, trà đặc cho tỉnh. Nếu không cần thiết thì không nên lái vào khảng thời gian từ 0h đến 6h, lúc thiếu ngủ, đang dùng thuốc an thần, đang bị rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng của rượu kể cả đến ngày hôm sau.

5. Trên xe có trẻ nhỏ:Cho trẻ ngồi ghế sau, dùng dây an toàn, khoá các cửa và kính lại, không cho trẻ đứng hoặc đi lại khi xe đang chạy. Cho xe chạy đều, không lắc, không giật, không phanh gấp, dùng điều hoà vừa phải.

II. Một số kinh nghiệm lái xe cơ bản

Theo thống kê thì 85% nguyên nhân các vụ TNGT là do lỗi của người điều khiển phương tiện. Vì thế có những lời khuyên bạn không nên bỏ qua: Luôn tuân thủ luật giao thông, lái xe đúng tốc độ cho phép kể cả việc bị chậm trễ vài phút. Chia xẻ đường và nhường nhịn với mọi người. Khởi hành thật chậm, không nên đổi hướng hoặc phanh dừng xe đột ngột. Dùng nguyên tắc vàng: Giữ khoảng cách với xe trước và xe sau ít nhất là 2 giây (16m cho tốc độ 30Km/h, 33 m cho 60Km/h, 44m cho 80Km/h), khoảng cách này chỉ dùng khi thời tiết và mặt đường tốt, không nên nhìn đi hướng khác quá 2 giây, điều này sẽ hạn chế hầu hết các vụ “rúc đuôi” và “dồn toa”.

Không nên dùng điện thoại sẽ làm phản ứng của bạn bị chậm đáng kể, không nên ăn, uống, hút thuốc hay lục tìm các vật dụng khi cầm lái. Không nghe loại nhạc mạnh, độ ồn lớn, nên mở volum radio vừa đủ để còn nhận được các âm thanh khác. Khi dừng xe phải nhắc khách quan sát bên ngoài trước khi mở cửa. Đừng tuỳ tiện dừng xe trên đường cao tốc nhất là khi trời tối và thời tiết xấu, Nếu bắt buộc phải dừng thì tìm chỗ thuận lợi, nhớ bật xinhan đi thẳng, dừng lâu phải dùng các biển báo, cành cây để cảnh báo….

Không để chìa khoá trên xe khi ra ngoài, nhất là khi có trẻ nhỏ trên xe. Khi lái đường dài, cứ sau 2 giờ lái liên tục nên dừng nghỉ vài phút, nên động viên một người luôn thức trò chuyện cùng lái xe. Khi nổ lốp: Không phanh, giữ chắc vôlăng, giảm ga bình thường, khi kiểm soát được xe thì phanh nhẹ, đưa xe ra hẳn lề đường.
 
Share:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét